Mỗi ngày, hàng ngàn tấn rác được con người thải ra môi trường trong đó có rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế. Việc phân loại rác giúp thuận tiện hơn trong việc tìm cách xử lý chúng, rút ngắn thời gian phân huỷ cũng như tái chế đối với một số thứ nếu có thể. Ở các nước phát triển, việc phân loại rác là một chuyện rất quen thuộc nhưng dường như, tại Việt Nam, thói quen phân loại rác này vẫn chưa được hình thành.
CHẤT HỮU CƠ VÀ CHẤT VÔ CƠ
Chất hữu cơ là gì?
Các hợp chất hữu cơ (Organic Compound) là 1 lớp phủ lớn của các hợp chất hóa học mà thành phần phân tử của chúng có chứa carbon. Các hợp chất hữu cơ cũng có thể có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc do các phản ứng nhân tạo tạo ra.
Chất vô cơ là gì?
Chất vô cơ chính là tất cả những hợp chất hóa học không có mặt nguyên tử cacbon (V), ngoại trừ khí CO2, khí CO, acid H2CO3 và hidrocacbonat, muối cacbonat,… Các hợp chất vô cơ này được xem là kết quả của các quá trình thay đổi địa chất tổng hợp nên.
PHÂN BIỆT CÁC LOẠI RÁC
Rác hữu cơ là gì?
Rác hữu cơ (tiếng anh là organic rubbish) là sản phẩm được tạo ra bởi nhiều hoạt động của con người. Như sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, xây dựng, sinh hoạt hàng ngày,… Nguồn chất thải hữu cơ bao gồm thành phần hữu cơ bị thải bỏ. Có rất nhiều các loại rác thải hữu cơ, chẳng hạn như:
- Các loại phế thải nông nghiệp như: rơm, rạ, thân, cành hoặc lá cây không có giá trị sử dụng hoặc ít có giá trị.
- Các loại rác thải là những nguyên liệu công nghiệp như: vỏ cà phê, bã mía, vỏ lạc,…
- Phế liệu giấy, sợi từ nhà máy giấy, nhà máy sợi,…
- Phế thải từ những làng nghề chế biến tinh bột.
- Thực phẩm đã bị hỏng hoặc thức ăn thừa như: rau củ quả, trái cây, thịt, cá, trứng,…
- Phế thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất may mặc: vải, sợi bông,…
Đối với những loại rác thải này, bạn nên cho vào túi và đem ra giao cho các công ty thu gom rác, nếu không có thì bạn cũng có thể dán nhãn dán “rác hữu cơ” vào túi rác để phân biệt. Những loại rác thải này sẽ được đem đi chế tạo thành phân bón hoặc chúng sẽ được vận chuyển đến các làng nghề để tái chế thành các loại sản phẩm mới.\
Rác vô cơ là gì?
Rác vô cơ là tên gọi chung của những loại rác không thể sử dụng cũng như tái chế lại được. Việc duy nhất chúng ta có thể làm với chúng chính là mang ra các khu chôn lấp rác thải để chôn lấp. Một số loại rác vô cơ phổ biến đó là: nilon, sành sứ, gỗ đá, gạch vỡ,…
Đặc biệt, loại rác này tồn tại trong một thời gian rất lâu rồi mới bị phân hủy. Có lẽ bạn đã từng nghe nói về thời gian phân huỷ của các vật dụng nilon là rất lâu, nhưng con số thực tế có lẽ còn khiến bạn giật mình hơn: chúng phải mất từ 400-600 năm bị chôn dưới lòng đất mới phân huỷ toàn bộ được.
Nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực của rác vô cơ đến môi trường, con người đang cố gắng sản xuất ra các sản phẩm để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày như túi tự phân hủy, ly giấy, ống hút tre, túi giấy,… Đây là những nỗ lực để giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa ra môi trường.
Để góp phần bảo vệ môi trường, bạn nên hạn chế sử dụng các vật dụng làm bằng nilon, nếu sử dụng, bạn nên cố gắng sử dụng lại chúng càng nhiều lần càng tốt.
Rác tái chế là gì?
Rác tái chế chính là loại rác thải đã qua sử dụng, bị thải bỏ nhưng vẫn còn khả năng tái chế. Chúng được đem đi phân loại và đưa vào các nhà máy tái chế để chế tạo thành nguyên liệu hoặc các sản phẩm mới để bán ra thị trường nhằm phục vụ nhu cầu riêng của người tiêu dùng.
Các loại rác này đều có thể tái chế được khá dễ dàng ở dạng rắn như các kim loại đồng, nhôm, sắt thép, inox, nhựa… Chúng sẽ luôn được tận dụng, thu gom lại, vệ sinh, phân loại và tiến hành tái chế theo đúng quy trình của bộ tài nguyên và môi trường. Có thể chúng ta nhìn thấy các loại rác tái chế điển hình như sau:
- Tất cả Báo, sách vở, tạp chí, bảng biển không còn khả năng sử dụng.
- Các loại Hộp giấy, bìa carton, giấy in, giấy viết.
- Các chai lọ, các thùng phuy, thùng chứa được làm từ nhựa, thủy tinh.
- Các loại nhựa, Bao bì nhựa mềm.
- Tất cả phế liệu sắt thép, nhôm, inox, bình phun.
- Các loại Hộp đựng nước trái cây, đựng sữa.
- Các loại Nồi, chảo, soong kim loại hỏng.
- …
CÁC CÁCH XỬ LÝ RÁC HỮU CƠ
Chôn lấp
Chôn lấp là phương pháp xử lý rác hữu cơ khá thú vị. Phương pháp này có thể được hiểu đơn giản là lưu trữ chất thải cùng một bãi, sau đó phủ đất lên trên. Các chất thải sẽ bị phân hủy sinh học, tạo thành các sản phẩm như axit hữu cơ, các hợp chất nitơ và một số khí như CO2, CH4,… Phải lưu ý là chất thải rắn được chôn lấp phải là chất thải không gây nguy hại đến môi trường và có thời gian phân hủy nhanh.
Ủ rác
Đây là hình thức đơn giản và phổ biến nhất để xử lý rác hữu cơ. Cách làm này phù hợp với cả cá nhân lẫn hộ gia đình.
Cách làm như sau: Rác được ủ thành những đống hoặc luống sau đó, trải kín bằng bùn đất. Sản phầm được tạo ra sau đó người ta gọi là phân ủ hay phân hữu cơ vi sinh. Đây giống như quá trình phân hủy của các chất hữu cơ trong tự nhiên và nó tạo thành hỗn hợp các chất hữu cơ đơn giản và các chất vô cơ. Hỗn hợp này giống như chất mùn trong tự nhiên. Vì vậy ta có thể sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Nó rất an toàn và tốt cho môi trường.
Việc thu gom, tái chế rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ vi sinh đang là cách làm đúng đắn để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ cho ngành nông nghiệp sạch. Đồng thời giúp giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
TUYÊN TRUYỀN GIẢM XẢ THẢI RÁC
Như đã nói ở trên, hàng ngàn tấn rác bị thải ra môi trường hàng ngày bao gồm rác hữu cơ, rác vô cơ và cả rác tái chế. Với tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng như hiện nay, việc tuyên truyền là cần thiết để giúp mọi người dân ý thức được trách nhiệm của mình với hành tinh này. Đặc biệt là thế hệ trẻ, phải được tiến hành toàn diện, trong một thời gian dài. Từ đó, phát huy tối đa tính tiếp cận của phương tiện truyền thông, báo chí, đài, vô tuyến.
Đồng thời, cùng đi đôi với việc nâng cao nhận thức là phải cung cấp cho người dân cách thức và phương tiện để phân loại rác một cách dễ dàng nhất (thùng rác, nơi đổ rác…).
Như vậy, với những thông tin giúp nhận biết và phân loại các loại rác ở trên, hy vọng rằng bạn đã có thể ghi nhớ và vận dụng chúng vào cuộc sống thực tế của mình. Góp một phần vào nhiệm vụ thiết yếu là bảo vệ môi trường.