Hotline: 0978 299 112

Phế liệu nhập khẩu là gì?

-

Cũng như nhiều sản phẩm hay hàng hoá khác, tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam cũng nhập khẩu phế liệu về. Bạn đã có khái niệm gì về phế liệu nhập khẩu hay chưa? Bạn có biết mục đích của việc nhập khẩu phế liệu là gì cũng như những quy định pháp luật ở Việt Nam về vấn đề nhập khẩu không? Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu đôi điều về phế liệu nhập khẩu nhé.

PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU LÀ GÌ?

Gần giống với phế liệu, khái niệm phế liệu nhập khẩu cũng là các loại vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, chúng được thu hồi để tái chế, dùng làm nguyên liệu sản xuất. Điểm khác biệt chính là những loại phế liệu này được thải ra ở các nước khác, sau đó được các doanh nghiệp, cơ sở hợp pháp ở Việt Nam nhập về.

Nhìn chung, phế liệu nhập khẩu là những vật liệu, sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể, cái mà đã bị chủ sở hữu chủ động từ bỏ khai thác vì các lý do khác nhau. Tuy nhiên, những phế liệu này đều đã đươc lựa chọn và phân loại riêng biệt một cách cẩn thận để tận dụng tiếp.

Một số loại phế liệu mà Việt Nam nhập khẩu có thể kể đến là: phế liệu nhập khẩu nhựa, phế liệu nhập khẩu sắt thép, phế liệu nhập khẩu giấy,…

NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU VỚI MỤC ĐÍCH GÌ?

Việc nhập khẩu đối với các doanh nghiệp mang nhiều mục đích khác nhau nhưng mục đích hợp pháp duy nhất mà Chính phủ Việt nam chấp nhận đối với phế liệu nhập khẩu là để phục vụ cho quá trình sản xuất công nghiệp.

Những phế liệu nhập khẩu thường được các nơi có nhu cầu sử dụng nhập về và tái sử dụng làm nguyên liệu mới cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm khác.

Bên cạnh đó, việc nhập khẩu phế liệu cũng được xem là một hình thức giúp giảm ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên rất được khuyến khích. Lý do là vì những phế liệu như giấy, kim loại, nhựa… thay vì bị vứt đi lại đươc tận dụng lại vào những quy trình, công việc khác.

Phế Liệu nhập khẩu tại cảng

Phế Liệu nhập khẩu tại cảng

NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VIỆC NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU

Điều kiện để nhập khẩu phế liệu về Việt Nam

Quay lại mục đích vừa nêu trên là các phế liệu nhập khẩu vào Việt Nam chỉ được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Bên cạnh đó, nếu nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam, phải đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và được quy định trong danh mục  phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài.

Điều kiện nhập khẩu phế liệu bao gồm:

  • Có kho, bãi dành riêng cho việc tập kết phế liệu đảm bảo điều kiện về bảo vệ môi trường.
  • Có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu, xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Ngoài ra, còn một số điều kiện khác do pháp luật quy định đối với trường hợp trưc tiếp nhập khẩu phế liệu hoặc trường hợp nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.

Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam

Căn cứ vào Điều 55 Nghị định 38/2015/NĐ-CP về đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam thì những cá nhân, tổ chức đạt những tiêu chuẩn sau mới được phép nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam:

  • Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
  • Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

Trường hợp nếu công ty hay các doanh nghiệp khác thực hiện nhập khẩu phế liệu để kinh doanh thì sẽ không thuộc đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam.

Cơ sở thu mua phế liệu nhập khẩu

Cơ sở thu mua phế liệu nhập khẩu

Những loại phế liệu bị cấm nhập khẩu tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 27 ngày 15/11/2019 quy định chi tiết danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu. Thông tư số 27/2019 sẽ thay thế Thông tư số 41/2018 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024.

Báo cáo tại cuộc họp, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cho biết, trên cơ sở rà soát, nghiên cứu các tài liệu trong nước cũng như quốc tế liên quan và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg, Bộ TN&MT đề xuất loại bỏ 13/36 loại phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg.

Những loại phế liệu nhập khẩu bị đưa vào danh sách cấm là các loại nhựa phế liệu mà một số tài liệu quốc tế đánh giá là ít có khả năng tái chế hoặc tỷ lệ tái chế không cao, hiệu quả tái chế thấp, phế liệu nhựa chứa nhiều phụ gia có tính nguy hại nên có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường trong quá trình tái chế hoặc nhựa phế liệu thu hồi chủ yếu từ rác thải sinh hoạt (ống hút, hộp sữa chua, bao bì xốp đựng thức ăn).

Những loại phế liệu mới được cho danh sách những phế liệu cấm nhập khẩu bao gồm:

  • 3 loại phế liệu (tương ứng với 3 mã HS): Thạch cao, tơ tằm và các nguyên tố hóa học đã được kích tạp điện tử.
  • 7 mã HS thuộc nhóm phế liệu kim loại màu bao gồm: Vonfram, Molypden, Magie, Titan, Zircon, Antimon, Crom.
  • 1 loại phế liệu là thỏi đúc phế liệu (bằng sắt, thép, gang) nấu lại.
  • 2 mã HS thuộc nhóm phế liệu nhựa: Phế liệu và mẩu vụn của plastic (nhựa) từ polyme styren (PS): Dạng xốp, không cứng (mã HS 3915.20.10). Phế liệu và mảnh vụn của plastic (nhựa) từ Polyme Vinyl Clorua (PVC): Dạng xốp, không cứng.
Quang Đạt thu mua phế liệu nhập khẩu

Quang Đạt thu mua phế liệu nhập khẩu

SONG SONG NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG NHẬP KHẨU PHẾ THẢI TẠI VIỆT NAM

Mặc dù một số rác thải có thể được tái chế để giúp thúc đẩy ngành sản xuất của nước đang phát triển, nhưng phần lớn số lượng phế liệu nhập khẩu hiện nay là bất hợp pháp. Hành trình của số rác này cuối cùng sẽ là đem đốt hoặc được tẩy rửa bởi các hóa chất độc hại. Hậu quả của những hành động này tất nhiên là sẽ gây nguy hại tới môi trường cũng như sức khỏe con người.

Việt Nam là quốc gia có lượng nhập khẩu phế liệu nhựa trong top cao nhất Đông Nam Á, chưa kể lượng phế liệu nhập khẩu khác. Noi theo các quốc gia đang cố gắng khắc phục tình trạng nhập khẩu lại lượng rác thải từ các nước khác, Chính phủ Việt Nam cũng đã có các động thái nhằm thắt chặt việc xuất nhập khẩu phế liệu vào nước ta.

Ngày 17/9/2018, Thủ tướng Chỉnh phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg, đưa ra những giải pháp với mục đích tăng cường công tác quản lý đối với các hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

  • Không cấp phép nhập khẩu cho các cơ sở nhập khẩu phế liệu về chỉ để sơ chế, xử lý và bán lại nguyên liệu.
  • Áp dụng các biện pháp ngăn chặn từ xa các lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các quy định của pháp luật Việt Nam về những loại phế liệu cấm nhập khẩu.
  • Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi đưa chất thải, phế liệu gây ô nhiễm môi trường vào Việt Nam.
  • Kiểm soát các chứng từ nhập khẩu trước khi lô hàng phế liệu được phép hạ bãi xuống cảng. Những giấy tờ gồm có: Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, giấy xác nhận ký quỹ thông qua thông tin khai báo trên manifest.

Trên đây chính là những thông tin cơ bản về phế liệu nhập khẩu. Vấn đề môi trường cùng với rác thải luôn là những chủ đề nổi cộm trong xã hội. Những hiểu biết sâu rộng về các Chính sách trên sẽ giữ cho việc kinh doanh của bạn luôn hợp pháp, an toàn và thuận lợi.

Rate this post

Copyright © Phế Liệu Quang Đạt.