Vàng, bạc, sắt hay nhôm là những kim loại khá quen thuộc đối với cuộc sống thường ngày của chúng ta. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc về nhiệt độ nóng chảy của những kim loại này chưa? Nếu bạn tò mò, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY
Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Nhiệt độ nóng chảy còn được gọi bằng cái tên khác là điểm nóng chảy hay nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt đến nhiệt độ đó, quá trình nóng chảy của chất đó sẽ xảy ra, hay dễ hiểu hơn là chất rắn ban đầu sẽ chuyển dần sang trạng thái lỏng.
Ngược lại, tại nhiệt độ mà vật từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn thì được gọi là nhiệt độ đông đặc hoặc điểm đông đặc. Bên cạnh đó, mỗi kim loại sẽ có điểm nóng chảy khác nhau.
Tại sao cần biết nhiệt độ nóng chảy của một chất?
Đối với các vật chất chưa xác định được tính chất thì việc biết được nhiệt độ nóng chảy sẽ giúp các nhà khoa học dễ dàng xác định được đó là kim loại gì hơn.
Bên cạnh đó, nhận biết nhiệt độ nóng chảy của các kim loại, hợp kim, phi kim cũng có thể ứng dụng nhiều vào ngành công nghiệp chế tạo, gia công cơ khí, hay đúc kim loại, làm khuôn, ngành y tế, hay phục vụ cho công việc nghiên cứu.
NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI
Nhiệt độ nóng chảy của vàng
Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1337.33 K (1064.18 °C; 1947.52 °F).
Trong bảng tuần hoàn hóa học, vàng có số nguyên tử là 79 và có ký hiệu là Au. Vàng có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.
Vàng có tính chất mềm, dễ uốn, màu vàng. Chúng không bị tác động bởi không khí và phần lớn các hoá chất. Vàng không phản ứng với các hoá chất nhưng lại chịu các tác động của dung dịch như xyanua, kim loại kiềm. Bên cạnh đó, vàng cũng là một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và còn được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa cũng như điện tử.
Nhiệt độ nóng chảy của bạc
Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 1234.93 K (961.78 °C; 1763.2 °F).
Trong bảng tuần hoàn hóa học, bạc được ký hiệu là Ag và có số nguyên tử 47. Bạc có tính dẫn điện và độ dẫn nhiệt cao nhất trong số tất cả các kim loại.
Kim loại bạc được dùng trong các ngành công nghiệp làm chất dẫn và tiếp xúc. Các hợp chất này của nó thì được dùng trong phim ảnh. Bạc nitrat pha loãng được ứng dụng làm chất tẩy khuẩn.
Nhiệt độ nóng chảy của nhôm
Nhôm có nhiệt độ nóng chảy là 933.47K (660.32 °C; 1220.58 °F).
Trong bảng tuần hoàn hóa học, nhôm có ký hiệu là Al, số nguyên tử là 13, khối lượng riêng 2,9 g/cm3.
Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất (chiếm khoảng 8%, khối lớp rắn của Trái Đất). Hợp chất hữu ích nhất của Nhôm đó là các ôxít và sunfat.Cả nhôm lẫn các hợp kim nhôm đều đóng vai trò rất quan trọng cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, trong các lĩnh vực khác của giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc.
Nhiệt độ nóng chảy của sắt
Nhiệt độ nóng chảy của sắt là 1811 K (1538 °C; 2800 °F).
Trong bảng tuần hoàn, sắt có ký hiệu là Fe. Số nguyên tử 26, phân nhóm VIIIB chu kỳ 4. So với các kim loại khác, nhiệt độ nóng chảy sắt khá cao.
Với những đặc tính về độ cứng, độ dẻo, độ chịu lực tốt. Sắt là kim loại có tính ứng dụng cao nhất trong cuộc sống, chiếm khoảng 95% tổng số khối lượng kim loại sản xuất trên toàn thế giới.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng
Đồng có nhiệt độ nóng chảy là 1357,77 K (1084.62 °C; 1984.32 °F).
Đồng được kí hiệu là Cu với số nguyên tử là 29 trong bảng tuần hoàn hoá học. Bên cạnh bạc, đồng cũng là một loại kim loại có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khá cao.
Đồng nguyên chất có đặc điểm mềm và dễ uốn, có màu cam đỏ. Thường được dùng làm chất dẫn nhiệt và điện, dùng làm vật liệu trong xây dựng.
Nhiệt độ nóng chảy của kẽm
Nhiệt độ nóng chảy của kẽm là 692.68 K ( 419.53 °C; 787.15 °F ).
Trong bảng tuần hoàn hoá học, bạc được ký hiệu là Zn với số nguyên tử là 30.
Sau sắt, nhôm và đồng, kẽm là kim loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay tính theo lượng sản xuất hàng năm.
Nhiệt độ nóng chảy của chì
Chì có nhiệt độ nóng chảy là 600,61 K (327.46 °C; 621.43 °F).
Trong bảng tuần hoàn, chì có số nguyên tử là 82 và được ký hiệu là Pb.
Tính ứng dụng của chì được áp dụng trong xây dựng, làm các loại đạn hay ắc quy chì…
Kim loại có nhiệt độ tan chảy thấp nhất
Thủy ngân chính là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: 233.32 K (– 38.83 °C – 37.89 °F).
Thuỷ ngân được ký hiệu là Hg trong bảng tuần hoàn hoá học với số nguyên tử là 80.
Mặc dù là một chất dẫn nhiệt kém nhưng thuỷ ngân lại dẫn điện rất tốt. Nó được con người sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác.
Kim loại có nhiệt độ tan chảy cao nhất
Trái ngược với thuỷ ngân, wolfram chính kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: 3.695K ( 3.422 °C đến 6.192 °F )
Wolfram là nguyên tố hóa học với số nguyên tử 74 và có ký hiệu là W.
Wolfram tinh khiết thì được sử dụng chủ yếu trong các ngành điện nhưng nhiều hợp chất và hợp kim của nó được ứng dụng nhiều trong các siêu hợp kim, dùng làm dây tóc bóng đèn điện, dây đốt và tấm bia bắn phá của điện tử.
BẢNG NHIỆT ĐỘ NÓNG CHẢY CỦA MỘT SỐ KIM LOẠI VÀ PHI KIM
Bảng sau sẽ cung cấp một cách đầy đủ hơn cho bạn tham khảo về nhiệt độ nóng chảy của các loại kim loại cũng như phi kim:
KIM LOẠI | ĐỘ NÓNG CHẢY | |
---|---|---|
( O C) | ( O F) | |
Admiralty Brass | 900 – 940 | 1650 – 1720 |
Nhôm | 660 | 1220 |
Hợp kim nhôm | 463 – 671 | 865 – 1240 |
Đồng nhôm | 1027 – 1038 | 1881 – 1900 |
Antimon | 630 | 1170 |
Babbitt | 249 | 480 |
Beryllium | 1285 | 2345 |
Đồng Beryllium | 865 – 955 | 1587 – 1750 |
Bismuth | 271,4 | 520,5 |
Đồng thau, đỏ | 1000 | 1832 |
Đồng thau, vàng | 930 | 1710 |
Cadmium | 321 | 610 |
Chromium | 1860 | 3380 |
Cobalt | 1495 | 2723 |
Đồng | 1084 | 1983 |
Đồng Niken | 1170 – 1240 | 2140 – 2260 |
Vàng, tinh khiết 24K | 1063 | 1945 |
Hastelloy C | 1320 – 1350 | 2410 – 2460 |
Inconel | 1390 – 1425 | 2540 – 2600 |
Incoloy | 1390 – 1425 | 2540 – 2600 |
Iridium | 2450 | 4440 |
Sắt rèn | 1482 – 1593 | 2700 – 2900 |
Gang xám | 1127 – 1204 | 2060 – 2200 |
Gang dẻo | 1149 | 2100 |
Chì | 327,5 | 621 |
Magiê | 650 | 1200 |
Hợp kim magiê | 349 – 649 | 660 – 1200 |
Mangan | 1244 | 2271 |
Đồng mangan | 865 – 890 | 1590 – 1630 |
Thủy ngân | -38,86 | -37,95 |
Molypden | 2620 | 4750 |
Monel | 1300 – 1350 | 2370 – 2460 |
Nickel | 1453 | 2647 |
Niobi (Columbium) | 2470 | 4473 |
Osmium | 3025 | 5477 |
Palladium | 1555 | 2831 |
Phốt pho | 44 | 111 |
Bạch kim | 1770 | 3220 |
Plutonium | 640 | 1180 |
Kali | 63,3 | 146 |
Đồng đỏ | 990 – 1025 | 1810 – 1880 |
Rhenium | 3186 | 5767 |
Rhodium | 1965 | 3569 |
Ruthenium | 2482 | 4500 |
Selenium | 217 | 423 |
Silicon | 1411 | 2572 |
Đồng bạc | 879 | 1615 |
Bạc tinh khiết | 961 | 1761 |
Bạc Sterling | 893 | 1640 |
Natri | 97,83 | 208 |
Thép cacbon | 1425 – 1540 | 2600 – 2800 |
Thép không gỉ (inox) | 1510 | 2750 |
Tantali | 2980 | 5400 |
Thori | 1750 | 3180 |
Tin | 232 | 449,4 |
Titan | 1670 | 3040 |
Vonfram | 3400 | 6150 |
Uranium | 1132 | 2070 |
Vanadi | 1900 | 3450 |
Đồng thau màu vàng | 905 – 932 | 1660 – 1710 |
Kẽm | 419,5 | 787 |
Zirconi | 1854 | 3369 |