Thép hộp là một vật liệu sử dụng phổ biến trong xây dựng. Thế nhưng bạn có biết thép hộp được chia ra rất nhiều loại và mỗi loại sẽ đều có những đặc điểm, ứng dụng riêng biệt? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn thông qua bài viết này nhé
NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT TRƯỚC KHI MUA THÉP HỘP
Thép hộp là gì?
Thép hộp là một loại nguyên vật liệu rất phổ biến, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, nó đặc biệt phổ biến trong các công trình xây dựng cũng như các ngành chế tạo cơ khí.
Thép hộp có khả năng chịu lực rất tốt, chắc chắn, dễ dàng thi công, lắp đặt,… Đặc biệt đối với loại thép hộp mạ kẽm, chúng còn có khả năng chống lại sự ăn mòn, từ đó ngăn chặn được sự hình thành lớp gỉ sét trên bề mặt nguyên liệu, làm cho tuổi thọ của loại thép này cao hơn, có thể lên đến 50 năm.
Thép hộp có chức năng gì?
Như đã đề cập, thép hộp phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt là trong ngành xây dựng và cơ khí. Một số những ứng dụng phổ biến nhất của thép hộp có thể được kể đến là: nhà ở dân dụng (làm cửa, làm gác, làm hàng rào, làm cầu thang,…), kết cấu xây dựng, ứng dụng trong nhà thép tiền chế, giàn giáo chịu lực và đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp.
CÁC LOẠI THÉP HỘP ĐƯỢC SỬ DỤNG RỘNG RÃI NHẤT HIỆN NAY
Để phục vụ cho các mục đích khác nhau mà thép hộp được sản xuất ra rất nhiều loại. Trong bài viết này sẽ liệt kê một số loại phổ biến nhất được chia làm 2 phần chính là phân loại theo hình dạng và phân loại theo tính chất
Phân loại theo hình dạng
Thép hộp tròn: Đặc điểm của loại này là thép hộp được sản xuất theo mặt cắt hình tròn, thường có độ dày khoảng 0,7 – 6,35mm và đường kính nhỏ nhất là 12,7mm và lớn nhất là 219,1mm. Thép hộp tròn chủ yếu được sử dụng để làm ống thoát nước, ống dẫn dầu hoặc khí đốt, các thiết bị nội/ngoại thất và làm khung sườn xe ô tô, xe máy…
Thép hộp hình chữ nhật: Loại thép hộp này có hình chữ nhật giống như tên gọi với các kích thước thông dụng như: 13×26, 20×40, 25×50, 30×60, 40×80, 50×100, 60×120. Chiều dài mỗi cây thép là 6m với độ dày từ 0,9-3,5mm. Thép hộp chữ nhật được dùng chủ yếu làm kết cấu chịu lực trong các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng, dùng để chế tạo đồ trang trí cũng như đồ gia dụng.
Thép hộp vuông: Các kích thước của thép hộp vuông có thể là: 12×12, 14×14, 16×16, 20×20, 25×25, 30×30, 40×40, 50×50, 75×75, 90×90. Tương tự thép hộp hình vuông, chiều dài của mỗi cây thép hộp hình vuông cũng có độ dài 6m với độ dày là khoảng 0,6-3,5mm. Chúng cũng được dùng làm kết cấu chịu lực trong các công trình xây dựng,làm khung nhà thép tiền chế, khung sườn của xe tải, làm đồ dùng gia đình cũng như để chế tạo sản phẩm trang trí…
Phân loại theo tính chất
Bên cạnh cách phân loại dựa vào hình dáng, thép hộp còn có thể phân loại dựa vào tính chất, cụ thể là hai loại sau đây
Thép hộp mạ kẽm: về cơ bản, thép hộp mạ kẽm chính là thép hộp đen nhưng được phủ lên một lớp kẽm. Giúp tạo ra khả năng chống bào mòn ưu việt hơn, có thể sử dụng ở các điều kiện khắc nghiệt như trong môi trường nước muối hay axit. Tuổi thọ trung bình của thép hộp mạ kẽm có thể lên đến 40-60 năm nếu được xây dựng ở điều kiện thuận lợi.
Thép hộp đen: Thép hộp đen có bề mặt đen bóng, phù hợp với tất cả các mục đích xây dựng công trình dân dụng, nội/ngoại thất cũng như nhà xưởng. Thép đen có giá thành rẻ hơn thép hộp mạ kẽm, tuy nhiên, khả năng chống ăn mòn của thép hộp đen lại không cao bằng thép mạ kẽm. Do vậy, thép hộp đen thì không được ưa chuộng bằng thép hộp mạ kẽm.
ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA THÉP HỘP
Giống như bao sản phẩm, thép hộp cũng có những ưu và nhược điểm mà mọi người nên cân nhắc trước khi chọn mua
Ưu điểm
- Chi phí sản xuất thấp: Do nguyên liệu để làm nên thép hộp thường là những nguyên liệu dễ tìm, đơn giản với giá thành khá rẻ. Giá của thép hộp thì thấp hơn các loại thép khác trên thị trường nên sử dụng nó có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí cho việc xây dựng công trình.
- Tuổi thọ cao: Không những có giá tốt mà chất lượng của thép hộp cũng vô cùng ấn tượng được chứng minh qua tuổi thọ của chúng. Với khả năng chống bào mòn, không bị gỉ sét nên tuổi thọ của các sản phẩm thép hộp có thể lên đến 60-70 năm tùy từng khu vực xây dựng.
- Dễ kiểm tra: Với hình dáng đơn giản, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và phát hiện các mối nối bị hư hỏng bằng mắt thường nếu có.
Nhược điểm
Với rất nhiều những ưu điểm được liệt kê ở trên thì thép hộp cũng còn một số những khuyết điểm nhỏ phải kể đến chính là độ nhám của thép thấp nên tính thẩm mỹ không được cao….
Với những thông tin về thép hộp được chia sẻ trong bài viết này, mong rằng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để giải đáp những thắc mắc bạn đang gặp phải. Các bạn có thể tham khảo, để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhất.