Sử dụng các mảnh vải vụn hay các mảnh vải lớn để tạo thành những chiếc giỏ hàng, giỏ hoa quả, giỏ đựng đồ, túi xách… Bạn nghĩ điều này có khả quan không? Câu trả lời tất nhiên là CÓ.
Việc sử dụng, tái chế các loại vải vụn, vải phế liệu để làm nên những vật dụng có ích là điều hoàn toàn nên làm. Mục đích đầu tiên là tiết kiệm chi phí cho gia đình, thứ 2 là bảo vệ môi trường và thức 3 là nâng cao ý thức, tạo thói quen tốt cho chính bản thân và con em chúng ta noi theo.
Bạn có thể tái sử dụng vải từ những chiếc áo quần bỏ đi, các vật dụng từ vải hay có thể mua vải phế liệu từ các cơ sở may nhỏ lẻ…Tùy mục đích của bạn muốn làm giỏ đựng đồ, giỏ đựng hoa quả hay túi xách mà phân loại vải thích hợp.
Việc cần làm đầu tiên là chuẩn bị dụng cụ:
- – Vải
- – Kim chỉ
- – Máy may
- – Kéo cắt
- – Thước kẻ
- – Bìa cứng: giấy bìa, giấy catton, tấm film xquang…
- -… và các dụng cụ cần thiết khác.
Trước khi bắt đầu vào công việc may vá thì bạn nên suy nghĩ trong đầu trước về kích thước, phác thảo sơ lược (nếu cần), hình dáng,…
Thứ tự các bước để tạo nên chiếc giỏ hàng
Bước 1: Tạo đế
Tạo đế giỏ bằng bìa cứng. Bạn có thể cắt hình tròn, hình ovan hoặc hình chữ nhật… tùy theo ý định của bạn.
Bước 2: May đế bìa
Cắt vải theo kích thước với đế bìa đã cắt trước đó (Bước 1) và may lồng đế bìa lại. Nếu khó khăn trong việc may đường viền. Bạn có thế may chéo các đường lại với nhau. Xem hình vẽ để biết thêm chi tiết.
Bước 3: Tạo thân giỏ
Tạo phần thân giỏ. Bạn vạch sãn kích thước như đã định rồi kết nhiều mảnh vào với nhau (quilting). Nếu là mảnh vỉa to, vừa tròn với kích thước như đã định thì bạn không cần làm việc nay. Thay vào đó bạn có thể tạo kiểu hay mẫu hình lên đó.
Bạn đừng quên là may gọn các đường viền vải, nhất là phần miệng. Bạn có thể sử dụng một mạnh vải dài với độ rộng khoảng 4 – 5cm để bọc lại.
Bước 4: Đục lỗ
Tạo lỗ để tạo quai xách. Ban đục 4 lỗ có kích thước bằng nhau. 2 lỗ đối xứng nhau.
Bước 5: Tạo quai xách
Tạo quai xách bằng việc cắt vải theo dạng dây, rồi thắt chúng lại. Nếu tỉ mỉ hơn bạn có lễ bấm lỗ khuy (cách này khó làm hơn). Nếu quá khó khăn bạn tận dụng lại có lỗ khuy (grommets) ở các túi xách trước đã vứt đi.
Bước 6: May phần thân và đế
Kết hợp phần đế (Bước 1) và phần thân (Bước 3) bằng cách may vòng lại. Nên nhớ là để dư phần vải may khoảng 2 – 3cm. Mục đích là để dễ may và tạo lực tốt. Lưu ý nên may 2 -3 đường vì phần này quyết định độ chịu lực của chiếc giỏ.
Bước 7: Tạo nắp giỏ (Có thể làm hoặc không)
Tạo nắp giỏ, nắp túi: Nếu bạn muốn tạo chiếc nắp cứng thì cắt theo kích thước( khuyến khích nên cắt rộng hơn 3 – 4cm vì phần miệng thường rộng hơn) Sau đó may chúng lại 1/2, 1/2 còn bạn có thể may miếng dán.
Nếu bạn muốn tạo nắp giỏ mềm thì cắt mảnh vải theo kích thước miệng giỏ. Rồi may theo hình tròn. Khuyến khích là có dây kéo để tiện mở ra mở vào.
Mếu bạn muốn tạo nắp giỏ rời thì làm giống ở Bước 1. Rồi dùng chúng cho việc che đậy ở trên. Tiện hơn, khỏe hơn nhưng không được chắc chắn cho lắm.
Bước 8: Kiểm tra
Kiểm tra lại các đường may, lỗ khuya. Nếu có bất cứ lỗi gì hãy chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
Bước 9: Trang trí
Trang trí hình vẽ, nơ hay các nhãn dán tùy theo ý thích (nếu cần)
Tương tự: Bạn có thể sử dụng các loại vải vụn, vải bỏ đi… vào mục đích khác: mà đồ bưng nồi, làm túi rác, thảm chùi chân hay cây lau nhà. Thậm chí là chiếc túi xách thời trang by handmade…
Chú ý tạo may giỏ hàng, giỏ đựng đồ từ các loại vải vụn:
Nếu mục đích bạn làm giỏ để đựng đồ nặng thì có thể may chồng nhiều lớp vải lại với nhau để tăng tính liên kết và chịu lực.
Nên may bằng máy may để đường chỉ được săn chắc. Nếu khâu tay thì nên kéo chặt đường chỉ và khâu sát nhau. Lại múi chỉ cho kĩ càng.
Không nên sử dụng các loại vải ra màu, vải mục nát
Nên giặt vải qua 1 lần trước khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng giỏ hàng, giỏ đựng đồ, túi vải (DIY)
Nếu đựng các đồ ẩm ướt, có mùi hôi thì nên bọc thêm bì ni lông
Nên giặt sạch sẽ khi thấy chúng bị bẩn
Lời khuyên
Nên thường xuyên có những ý tưởng sáng tạo về việc tạo giỏ hàng, túi xách, túi đựng đồ từ những loại vải vụn, vải phế liệu…
Nếu kiếm tiền được từ công việc này. Bạn nên làm nó.
Khuyến khích bạn bè người thân trong gia đình cùng làm công việc này.
Nhằm bảo vệ môi trường hãy tái sử dụng lại các loại vải khi cần thiết.
Xem thêm: