Các chính sách hàng hải của Việt Nam về việc nhập tàu phế liệu thường rất được nhiều người quan tâm. Thông qua các tài liệu này, người dân và các hộ kinh doanh có thể kiếm được nguồn giá trị kinh tế hợp pháp không nhỏ từ chúng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến việc bộ luật hàng hải Việt Nam sửa đổi cho phép nhập tàu phế liệu.
NGUYÊN TẮC NHẬP KHẨU, PHÁ DỠ TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG
Việc nhập khẩu hay phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng (còn gọi là tàu phế liệu) phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, an toàn lao động, an toàn phòng – chống cháy, nổ; bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
Việc phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng chỉ được thực hiện tại cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định.
Tàu biển đã qua sử dụng được nhập khẩu để phá dỡ phải được đưa về cơ sở phá dỡ trong vòng 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan (không vượt quá 90 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển đầu tiên của Việt Nam). Thời gian phá dỡ tàu biển không được kéo dài quá 180 ngày kể từ ngày bắt đầu phá dỡ.
Doanh nghiệp nhập tàu phế liệu cũng như phá dỡ tàu phế liệu đều phải mua bảo hiểm và thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
CÁC LOẠI TÀU BIỂN PHẾ LIỆU ĐƯỢC PHÉP NHẬP KHẨU ĐỂ PHÁ DỠ
Theo quy định chung, tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không làm bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ. Cụ thể sẽ cho phép nhập tàu phế liệu thuộc những loại tàu sau đây:
- Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
- Tàu container.
- Tàu chở quặng.
- Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
- Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
- Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHẬP KHẨU TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ
Điều kiện đối với doanh nghiệp nhập tàu
Các doanh nghiệp thực hiện việc nhập tàu phế liệu để phá dỡ phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ.
- Là người sở hữu hoặc người quản lý, khai thác cơ sở phá dỡ tàu biển đã được đưa vào hoạt động theo quy định của pháp luật.
Điều kiện cho tàu được nhập
Bên cạnh các điều kiện dành cho doanh nghiệp thì việc nhập tàu phế liệu còn có những quy định dành cho tàu như sau:
- Thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này.
- Chủ tàu có văn bản xác nhận và chịu trách nhiệm về việc cam kết tàu biển không trong tình trạng thế chấp hoặc khiếu nại hàng hải.
- Không được hoán cải, nâng cấp, chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển nhượng, mua, bán lại.
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN VIỆC MUA TÀU BIỂN PHẾ LIỆU ĐỂ PHÁ DỠ
Quy trình nhập tàu phế liệu để phá dỡ được thực hiện như sau:
- Lựa chọn tàu biển, dự kiến giá mua và các chi phí liên quan đến giao dịch mua tàu biển.
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ. Dự án mua tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc đầu tư, loại tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá tàu dự kiến, nguồn vốn mua tàu, hình thức mua tàu, hiệu quả kinh tế và môi trường…
- Quyết định mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Lưu ý rằng, việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ bằng vốn khác do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.
THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP NHẬP TÀU BIỂN ĐÃ QUA SỬ DỤNG ĐỂ PHÁ DỠ
Các loại giấy tờ cần có trong thủ tục cấp giấy phép nhập tàu phế liệu để phá dỡ sẽ bao gồm những thứ sau:
Hồ sơ đề nghị
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính).
- Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Quy trình xử lý
- Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, Bộ Giao thông vận tải phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ
Doanh nghiệp khi làm thủ tục nhập tàu phế liệu để phá dỡ phải nộp cho cơ quan hải quan khu vực 01 bộ hồ sơ, gồm những tài liệu sau:
- Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Hợp đồng mua bán tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
- Biên bản giao nhận tàu biển đã qua sử dụng được ký kết giữa người bàn giao và người nhận bàn giao (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Sau đó, căn cứ vào hồ sơ nhập khẩu tàu biển, cơ quan hải quan có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ.
Như vậy, dựa vào những điều khoản và quy định trên, chính sách đã cho phép các doanh nghiệp cũng như các cá nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mua bán tàu biển có thể nhập tàu phế liệu để phá dỡ. Hy vọng, sau khi đọc bài viết này, bán sẽ tuân thủ theo những quy định trên để có thể nhập tàu, phá dỡ tàu đúng theo quy định của pháp luật.